Cách uống thuốc xổ giun
Nhiều người thường mắc phải những sai lầm khi tẩy giun khiến công dụng đạt được không tối đa, hơn nữa còn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết sau hướng dẫn cách uống thuốc tẩy giun đúng cách giúp loại bỏ tối đa lượng giun sán ra khỏi cơ thể và bảo vệ sức khỏe của mình.
Bạn đang xem: Cách uống thuốc xổ giun
Thói quen dùng thực phẩm không được nấu chín đun sôi, thường xuyên chơi nghịch đất cát của trẻ, vệ sinh cá nhân kém,… là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm và lây lan giun sán cho mọi người. Tất cả mọi đối tượng đều có thể nhiễm giun, nhiều nhất là giun đũa, tiếp đến là giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn,…



Dùng thuốc tẩy giun định kỳ rất cần thiết
– Đối tượng dùng thuốc tẩy giun: Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn được khuyến nghị uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ). Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Với phụ nữ có ý định mang thai, cũng nên tẩy giun trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng.
– Chọn thuốc tẩy giun: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun. 3 nhóm thuốc được khuyên dùng có độc tính thấp, điều trị giun trên phổ rộng, ít gây tác dụng phụ và hạn chế tái nhiễm tối đa là:
– Nhóm Mebendazol:
+ Tác dụng: Trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn.
+ Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.
+ Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cách tẩy giun này cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Không nên sử dụng trong các trường hợp này nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
+ Phản ứng phụ: Uống thuốc tẩy giun này có thể xảy ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, nổi mề đay.
+ Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần (với giun kim) hoặc 100mg ngày 2 lần sáng và tối sử dụng trong 3 ngày (với giun đũa, giun tóc, giun móc), 200mg ngày 2 lần trong 3 tuần liên tiếp (giun lươn) lặp lại 2-3 tuần nếu cần thiết.
– Nhóm Albendazol:
+ Tác dụng: Diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazol còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.
+ Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan, bệnh máu, bệnh tủy xương, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Xem thêm: Các Cách Bảo Quản Mỹ Phẩm Đúng Cách Chị Em Phải Biết, Cách Bảo Quản Mỹ Phẩm Trong Mùa Nóng
+ Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày.
+ Phản ứng phụ: Có thể xảy ra là đau dạ dày, nôn ói, đau đầu, choáng váng,…
+ Liều dùng: Cách uống thuốc tẩy giun này áp dụng cho người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần ( giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim); người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 5mg/kg dùng trong 3 ngày (giun lươn).
– Nhóm Pyrantel pamoat:
+ Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc.
+ Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú. Nhóm thuốc này được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
+ Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều được.
+ Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc giảm cảm giác ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất ngủ, sốt phát ban.
+ Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lặp lại 2 tuần nếu cần thiết.
*Thời gian uống thuốc: Nhiều người thường nghĩ dùng thuốc tẩy giun tốt nhất là khi đang đói. Tuy nhiên, với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian. Bạn có thể dùng thuốc bất kỳ thời điểm nào, tốt nhất là nên áp dụng các cách uống thuốc tẩy giun trên vào buổi tối trước khi đi ngủ.
* Tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình cùng lúc: nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.
Bên cạnh đó, để hạn chế việc tái nhiễm giun bạn cần: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi và bảo quản tốt; rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất;…
Chuyên mục: Kiến thức thú vị